XÂY DỰNG TRỌN GÓI LÁI THIÊU
XÂY DỰNG TRỌN GÓI LÁI THIÊU tràn ngập vui tươi trong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu vào xuân 1976 đã vang lên và cũng từ đó như là một giai điệu đẹp báo hiệu mùa xuân về trên TP.HCM. Ca khúc này cho đến 25 năm sau, mùa xuân 2001 đã như bản nhạc “hiệu” mùa xuân khắp trong Nam ngoài Bắc, và mỗi khi giai điệu vang lên là lòng người cũng như bồi hồi với một mùa xuân mới. Nhưng riêng với người Sài Gòn- TP.HCM thì giai điệu “Mùa xuân đầu tiên” còn mang thật nhiều ý nghĩa.
Là ca khúc cách mạng đầu tiên đã được báo Sài Gòn Giải Phóng, tờ báo cách mạng đầu tiên của Sài Gòn- TP.HCM, đăng trang trọng trong số báo Xuân đầu tiên của mùa xuân giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Xuân Bính Thìn 1976. Và ngay sau đó ca khúc được Đài tiếng nói Việt Nam phát sóng qua giọng ca của ca sĩ Trần Khánh.
“Mùa xuân đầu tiên”, là mùa xuân của người Sài Gòn- TP.HCM không còn chiến tranh, không còn tiếng súng bom, “… với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”, là “…người mẹ nhìn đàn con nay đã về… nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh…” , là hạnh phúc của những người vợ không còn cảnh bồng con chờ chồng như huyền thoại “vọng phu” ngàn đời của nước Việt, “… hạnh phúc trong tay anh đầu tiên, một cuộc tình êm ấm…” . Để rồi “từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người…” Một khung cảnh hạnh phúc, giản di mà êm đềm, ấm áp.
Ca khúc chỉ có 177 từ, nhưng như gói tất cả tình cảm của mọi người trong niềm hạnh phúc của hoà bình, thống nhất, sum họp, ước mơ không chỉ của riêng 30 năm khói lửa chiến tranh đầy hy sinh mất mát, mà là của cả 4000 năm dựng nước và giữ nước từ thời lập quốc dồn lại. Người Sài Gòn- TP.HCM cảm thấy hơn bao giờ hết, cảm nhận sự thiêng liêng vô cùng của những chữ: Hoà bình, Thống nhất, Sum họp…
2. Sài Gòn- TP.HCM hình như “ăn” Tết sớm nhất, ngay từ Lễ Giáng sinh , Tết “Tây”, không khí Tết đã tràn ngập. Khí trời hanh heo khô mát như tiếp sức cho các loài hoa, trái ươm nụ, nảy chồi chuẩn bị cho cuộc phô diễn khoe sắc màu xuân, cống hiến vẻ đẹp của thiên nhiên vào không khí Tết. Nhưng “ăn” Tết đầu tiên có lẽ là những người “Cựu chiến binh” của thành phố, họ đến với Tết bằng những hồi ức, kỷ niệm, hoài niệm về những ngày chiến trận, binh nghiệp, về những đồng đội còn, mất… từ những cuộc gặp mặt truyền thống từ những ngày cuối năm cũ dương lịch, sang đến gần Tết Nguyên Đán. Những thư mời họp mặt được thông tin trên các phương tiện truyền thông, như cánh thiệp đầu xuân của tình đồng đội, đồng chí : Họp mặt Tiểu đoàn 5 Trinh sát đặc công Nam Bộ, Họp mặt binh chủng Đặc công Sài Gòn- Gia Định, Họp mặt chiến sĩ Biệt động Thành Sài Gòn- Gia Định, Họp mặt chiến sĩ Công trường 5- Chủ lực Miền, Họp mặt Cựu chiến binh Quân đoàn 4, Họp mặt văn công Quân giải phóng, Họp mặt cơ quan Trung ương Cục…
Những ngày này, đường phố Sài Gòn- TP.HCM ngoài dòng người ngược xuôi với những “mode” thời trang mới, lạ, của đủ các hãng thời trang Việt Nam, ngoại quốc, thì chen vào đó có những tốp người, quân phục xanh, hay lễ phục trắng, ngực gắn đầy huân chương, tóc bạc trắng, nhưng nét mặt hồ hởi đi trên phố một cách đường hoàng, đầu ngẩng cao… Họ như tâm điểm kéo theo bao ánh nhìn, ngưỡng mộ, lạ lẫm và cả kính phục không chỉ của những người đi đường, mà còn của các du khách đến với thành phố. Họ là những “cựu chiến binh”, những “anh hùng” đã từng gửi lại cả tuổi xuân vì sự nghiệp độc lập, tự do, giải phóng, thống nhất đất nước, góp một phần cho “Mùa xuân đầu tiên”, mùa xuân vĩnh cửu trên thành phố mang tên Bác được sống trong hoà bình, hạnh phúc..
Tết Sài Gòn, xuân TP.HCM có một góc riêng thật lạ, thật xúc động và có chút gì như tâm linh thiêng liêng riêng có của người Sài Gòn- TP.HCM. Kể từ sau năm Mậu Thân 1968, một cái Tết đã trở thành ám ảnh kinh hoàng của những người lính Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đó, khi cả Sài Gòn rung chuyển trong tiếng súng Tổng tấn công vào các cơ quan đầu não Mỹ và chính quyền Sài Gòn của Quân giải phóng… để rồi hình ảnh anh Giải phóng quân với “Dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ” đã ăn sâu vào tâm trí của người Sài Gòn với niềm kính yêu, ngưỡng mộ, biết ơn sự hy sinh của họ..
Hàng năm mỗi khi xuân về, Tết đến, cho dù có những con mắt ngầm theo dõi của những nhân viên đặc vụ chính quyền Sài Gòn thời đó, người dân vẫn âm thầm kín đáo bằng nhiều hình thức làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ Giải phóng quân đã hy sinh trên đường phố Sài Gòn năm Mậu Thân.
Và từ sau 1975, đặc biệt trong đêm giao thừa, rất nhiều người dân và những người Cựu chiến binh đồng đội xưa đã đến những nơi xưa kia là cuộc chiến giao tranh khốc liệt để tưởng niệm các liệt sĩ Quân giải phóng hy sinh. Những nén nhang thơm, nhiều vòng hoa, bó hoa tươi như sưởi ấm linh hồn thiêng của các anh. Khói nhang trong đêm giao thừa như quyện lại không tan ra, đốm lửa trên đầu nhang cứ lập lòe sáng và như bừng lên cùng ánh sáng pháo hoa đón giao thừa, các liệt sĩ vẫn không bao giờ đi đâu xa, vẫn có mặt ở thành phố, như những thần linh bảo vệ sự bình yên cho mọi người.
3. Người Sài Gòn- TP.HCM “ăn” Tết cũng lạ lắm. Kể từ sau mùa xuân 1975, người thành phố “ăn” Tết không theo một phong vị, sắc thái riêng biệt nào, và đó chính là nét đặc trưng của Tết Sài Gòn- xuân TP.HCM tạo nên sự hấp dẫn, quyến rũ đầy cá tính của thành phố. Không chỉ là Tết phương Nam với những tập quán phong tục của người Nam Bộ, mà là sự hội tụ những tinh hoa truyền thống Tết của các vùng miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ miền núi cao đến đồng bằng châu thổ, từ rừng núi Tây Bắc mờ sương đến miền biển nắng tràn gió lộng…
Mai- Đào là hai loài hoa “Chủ” của mùa xuân- Tết, luôn đứng sóng cặp bên nhau, một mạnh mẽ phóng khoáng với màu vàng của nắng gió kết tinh, một mềm mại duyên dáng trong sắc hồng thanh khiết yêu kiều nét đẹp của thần tiên, như một đôi tình nhân Nam- Bắc gắn kết trong tình yêu tuyệt đẹp.
Những nét tinh tế thanh lịch của Thăng Long- Hà Nội ngàn năm tuổi luôn là hương vị được người Sài Gòn- TP.HCM trân trọng như sự “thuần Việt” nhất. Bánh chưng, bánh giày, giò chả… với những truyền thuyết có từ thời lập quốc thuở Vua Hùng dựng nước, những phong tục cổ truyền có tuổi cả 4000 năm lịch sử đất nước, những tinh hoa văn hoá dân gian đặc trưng của Việt Nam được người Sài Gòn- TP.HCM đón nhận không chỉ làm cho thêm phần ý nghĩa của Tết mà còn mang cả tình cảm của “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.
Bên cạnh đó là những “mỹ vị” nhân gian của khắp 3 miền Nam- Trung- Bắc quây quần giống như một mâm cỗ lớn đầy đủ sản vật của “rừng vàng, biển bạc”, hoa thơm trái ngọt, ngũ cốc 4 mùa thơm thảo đồng quê, biểu trưng của dân tộc Việt, giống như một sắp đặt mang tính ngẫu hứng nhưng đầy nghệ thuật của sự phong phú, đa dạng sắc thái trong văn hoá ẩm thực Việt.
Cũng là rượu Việt, nhưng ở Sài Gòn là cuộc gặp gỡ “quốc tửu”, là một cuộc du ngoạn lên rừng xuống biển, ngang dọc các miền châu thổ, lãng du khắp vùng miền đất nước trong lâng lâng men say của nhiều hương vị: Đi theo chiều dài của hình chữ “S”. Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn, rượu bản Phố – Bắc Hà, rượu San Lùng- Bát Xát- Lào Cai, rượu Đao- Yên Bái, rượu Bó Nặm- Bắc Cạn, rượu Làng Vân- Bắc Giang, rượu Đại Lâm- Bắc Ninh, rượu Thổ Hà- Vĩnh Phúc, rượu Trương Xá- Hưng Yên, rượu Phú Lộc- Hải Dương, rượu Làng Vọc- Hà Nam, rượu Tĩnh Xá, rượu Nga Sơn, rượu Kim Long, rượu Làng Chuồn, rượu Đá Bạc, rượu Bồng Sơn, rượu Phú Lễ- Bến Tre, rượu Xuân Thạch, rượu Tân Lộc,… Các loại rượu cần Tây Bắc, Tây Nguyên. Gần như miền đất nào cũng có một lọai rượu của riêng mình, để uống, để say … trong nắng gió Tết Sài Gòn- xuân TP.HCM.
Trong làng danh tửu Việt Nam “sum họp” ở thành phố Phương Nam này có ba loại được liệt vào “Đệ nhất danh tửu- mỹ tửu”, thuộc ba vùng Bắc- Trung- Nam, với ba hương vị, tính cách khác nhau rất đặc biệt. Rượu Làng Vân được ví như “Vân hương mỹ tửu”, loại rượu tao nhã như “Văn”. Rượu Bàu Đá- Bình Định, loại rượu huyền thoại, nồng men, khí chất mạnh mẽ, được ví như “Võ”. Rượu Phú Lễ, hương vị như nắng gió phóng khoáng, mênh mang, được ví như “Lãng tử”. Ba lọai rượu này như ba cung bậc của niềm đắm say, không dễ gì một lần uống mà có thể quên được.
4. Sài Gòn- TP.HCM “chơi” Tết cũng “không giống ai”. Có lẽ là vì sự du nhập của nhiều luồng văn hoá khác nhau do tính chất địa lý và lịch sử, 3 ngày Tết là 3 ngày mọi người mặc sức vui chơi thoải mái, ăn uống thả giàn, không phải gò bó trong những tục lệ truyền thống thuần Việt. Những “lễ nghi” gia đình được thực hiện ngay trong đêm giao thừa, sang tới mùng 1, 2, 3 là ai thích gì chơi đó, ai muốn đi đâu, kể cả đi du lịch xa thì tự nhiên “xuất hành”. Nhưng rất đặc biệt, sáng 1 Tết, đường phố Sài Gòn gần như rất ít người đi, kỳ lạ ở chỗ, đến các tụ điểm vui chơi xuân thì thấy đã đông ngợp người, không hiểu mọi người đi từ lúc nào. Có một thú vị là phần lớn du khách chơi xuân ở Sài Gòn là người của các tỉnh thành lân cận và khách du lịch ngoại quốc.
Là một thành phố năng động và không “lãng phí” để thời gian trống, các hàng quán ở Sài Gòn- TP.HCM trong mấy ngày Tết cũng không nghỉ, các nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn khách đông nườm nượp. Tết nhưng không thích ăn uống tụ họp trong nhà mà kéo nhau ra quán thưởng thức các hương vị xuân bốn phương, thế mới thú. Với những người buôn bán, họ mà nghỉ Tết thì sau đó phải “xem” lại ngày khai trương năm mới sợ mất “hên” như năm trước, nên bán luôn không nghỉ để hưởng dài lộc từ năm cũ, phần nữa Tết, khách lại đông hơn thường ngày.
Ngoài ra ngày Tết ở thành phố Phương Nam này còn có một phong tục cổ của người Hoa, nhưng đã được Việt hoá, từng đoàn Lân, Sư nhỏ với vài người cầm phèng la, chũm choẹ đi tới những nhà mặt tiền trên phố, chúc phúc lộc gia chủ bằng mấy câu thơ, vè dân gian, xua đuổi những xui rủi năm cũ, mang điều may mắn tới… Gia chủ tuỳ tâm gửi tặng bao lìxì cho Lân, Sư. Không nhà nào Lân, Sư ghé thăm mà không vui, họ cho đó là điều tốt lành trong năm mới, nhất là các gia chủ làm nghề kinh doanh buôn bán.
Tết Sài Gòn- xuân TP.HCM còn có kiểu du xuân rất khác, là một phong tục đẹp, không biết bắt nguồn từ đâu, nhưng như một kiểu “chơi” xuân mang đậm chất văn hoá tín ngưỡng và văn hoá truyền thống dân tộc. Ngày 1 Tết, gần như mọi người đều dành cho cuộc xuất hành đầu năm là viếng thăm các chùa trong thành phố, hoặc những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở các vùng xung quanh như Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh… Rồi sau đó là đi thăm mộ người thân ở các nghĩa trang, đặc biệt là nghĩa trang liệt sĩ, thắp nhang cho vong linh được ấm cúng, nhất là với những liệt sĩ vô danh.
5. Người Sài Gòn- TP.HCM còn một sự “háo hức” khi xuân về Tết đến, là đón đợi “Đường hoa Nguyễn Huệ”- năm nay có gì lạ? Kể từ năm 2004, trục đường Nguyễn Huệ, giữa trung tâm thành phố, mỗi khi Tết đến là trở thành một đường hoa với những đặc trưng của năm và như biểu tượng khát vọng, mơ ước của người dân thành phố qua chủ đề và những hình ảnh được sắp đặt… Người thành phố vững tin và đồng thuận về sự phát triển vững mạnh của thành phố và của cả nước, với khẩu hiệu đã bao năm nay được thực hiện “vì cả nước và cùng cả nước”.
Là một thành phố trẻ, hiện đại, tưởng như các dòng văn hoá phương Tây và các quốc gia khác du nhập sẽ làm cho người thành phố không còn để ý tới những gì thuộc về truyền thống. Nhưng thật thú vị , đường hoa Nguyễn Huệ năm nào cũng dành một khúc đường tạo dựng một cảnh đồng quê Việt Nam rất sống động, y như một thôn làng thật được “trích đoạn” mang đến đây. Tất cả đều là “thật” không phải đồ giả, đồ composit…
Có cả cây cầu khỉ vắt ngang con rạch,mọi người áo quần súng sính, trẻ em rồng rắn đi qua trong tiếng cười. Có ao sen, ruộng lúa đang ngậm đòng, một mảng lúa chín thơm, có cả đăng đó kéo cá bắt tôm, mấy giàn bầu bí, những trái quả miệt vườn, rồi xe trâu, và một góc nhà tranh có cối xay lúa, giã gạo, có thúng mủng giần sàng và một bồ to đầy ắp hạt lúa thơm…. Không chỉ thu hút sự hiếu kỳ của lớp trẻ thành phố, của du khách phương xa, mà như một mảnh hồn ký ức của những người thành phố lớn tuổi, như được phút chốc trở lại nơi dòng sông quê, một khoảnh khắc đầy ý nghĩa khi xuân về.
6. Tết không chỉ là niềm vui của người thành phố, mà kể từ mùa xuân 1975, khi xuân về, là cả nước có niềm vui chung một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, tự do, hoà bình. Không mùa xuân nào từ mùa xuân 1976 mà không nhắc đến “Mùa xuân đầu tiên”, để khóc, để cười, để hạnh phúc đến trong từng ngôi nhà, để rồi cả Sài Gòn- TP.HCM cùng nắm chặt tay nhau, đồng lòng, chung sức, đi tới trong niềm tin vào sự vững mạnh của thành phố, sự trường tồn của đất nước./